I. Tại sao kinh doanh cần có Website?

 
Cho dù bạn đang kinh doanh bất kì sản phẩm, dịch vụ nào thì cũng đừng bỏ qua những thông tin sau:
  • Có hơn 90% người dùng Internet tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ thông qua website.
  • Có hơn 20 triệu người Việt Nam mua hàng qua website.
  • Website phá bỏ mọi rào cản không gian và thời gian, mở ra cơ hội tiếp cận không giới hạn đến thị trường khách hàng trực tuyến.
  •  Website giúp bạn tăng sức cạnh tranh với các đối thủ, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Nếu chưa có website, hoặc website hoạt động không hiệu quả, bạn đã tự đẩy mình đi lùi so với các đối thủ.
Thực trạng trên chính là lý do tại sao bạn cần có website khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào. Một website tốt sẽ:
  • Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Mang đến cơ hội quảng bá và bán hàng không giới hạn, về không gian và thời gian.
  • Thông tin được cập nhật nhanh chóng, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
  • Đồng hành và vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

II. Một Website tốt cần có những tính năng gì?

1. Giao diện trực quan & tối ưu Responsive

 
Đầu tiên và quan trọng nhất, website cần có giao diện đẹp, thu hút, thân thiện, phù hợp với mục đích sử dụng cũng như ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, website cần có tính năng Responsive – tùy biến linh hoạt trên nhiều thiết bị để đáp ứng với nhu cầu người dùng. Đây là thiết kết Responsive, website sẽ tự động “co dãn” phù hợp kích thước nhiều thiết bị như laptop, mobile, tablet... Thiết kế Responsive cũng cần hợp lý, rõ ràng và thân thiện với người dùng. Đặc biệt với các trang website thương mại điện tử, Responsive design cần làm nổi bật các liên kết, nút mua hàng, giỏ hàng để điều hướng người dùng hiệu quả nhất.

 

2. Tốc độ tải nhanh & hoạt động ổn định

 
Tốc độ tải của website ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Theo nghiên cứu của trang https://www.radware.com, tốc độ load web ảnh hưởng cực kì lớn đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong mảng thương mại điện tử. Cụ thể như sau:
  • 47% người dùng web mong đợi một trang web có thời gian tải trung bình 2s
  • 1s chậm trễ có thể mất đến 7% doanh thu, 1s đó hoàn toàn có thể là thời gian load web chậm trễ
  • Vào giờ cao điểm, 75% người dùng sẵn sàng ghé thăm website khác thay vì ngồi chờ một website có tốc độ tải quá chậm
Các công cụ tìm kiếm cũng coi tốc độ tải là yếu tố quan trọng để xếp hạng website, vì nó ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, một website hoạt động hiệu quả không chỉ phải load nhanh mà còn phải luôn ở trạng thái “Uptime”. Điều này đồng nghĩa với việc webserver của bạn phải đảm bảo thời gian hoạt động ổn định, liên tục.
Để tăng sự ổn định cũng như tốc độ tải, ngoài các yếu tố cần tối ưu như mã nguồn, hình ảnh, mạng Internet… thì chất lượng hosting đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, nhiều nhà cung cấp hosting chất lượng cao thường tích hợp các công cụ để tăng tốc website như dùng Cache, Web-server, dùng phần cứng mạnh, đường truyền mạnh… Bạn có thể căn cứ vào dung lượng source, lượng traffic trung bình tháng và lĩnh vực website của mình để chọn gói Hosting/VPS hay thuê server riêng cho phù hợp. Có như thế, người dùng mới tiếp cận được nội dung mà họ muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

3. Chuẩn SEO


Yếu tố chuẩn SEO thường khiến giá thiết kế website cao hơn bình thường. SEO chính là quá trình tối ưu thứ hạng của website vớ các công cụ tìm kiếm. Trong những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, một website không được SEO cũng xem như là một website chết. Quá trình SEO là sự kết hợp giữa kỹ thuật của lập trình viên website và chiến lược của chuyên viên SEO. Điều này đồng nghĩa là quá trình SEO được bắt đầu ngay từ bước xây dựng trang web, bao gồm:
  • Tối ưu SEO on-page: sitemap, tối ưu các thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ AL, URL…
  • Thiết kế website Responsive
  • Tích hợp social media
  • Tối ưu UI/UX (giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng)
  • Tối ưu mã nguồn tốc độ load trang
  • Tương thích tốt với nhiều trình duyệt
  • 4. Tùy chỉnh & Quản lý dễ dàng

     
    Một website đặc biệt là website bán hàng thường có rất nhiều tính năng quản lý: như quản lý đơn hàng, giỏ hàng, bình luận, quản trị nội dung, quản trị khách hàng… Do đó, các thao tác tùy chỉnh và quản trị website như cập nhật nội dung, sản phẩm, thay thế banner, hình ảnh… là công việc phải thực hiện rất thường xuyên. Chính vì vậy, trang quản trị cần được xây dựng thân thiện, dễ dàng sử dụng bởi cả người dùng không có kiến thức kỹ thuật.
     

    5. An toàn, bảo mật

     
    Website phải đặt yếu tố an toàn, bảo mật lên hàng đầu, tránh tối đa tình trạng bị hack, nhiễm virus/mã độc hoặc bị tấn công DoS/DDoS. Ngoài ra, Website cần được backup thường xuyên để hạn chế tối đa các nguy cơ về mất an toàn dữ liệu. Ngoài ra, các trang web bán hàng, thương mại điện tử, tài chính… nói chung có sử dụng các bước thanh toán và dữ liệu cá nhân của khách hàng cần được tích hợp chứng chỉ số SSL để tăng mức độ bảo mật. Đây là điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi chọn các dịch vụ thiết kế web giá rẻ.